Hợp tác phát triển

Tư vấn bán hàng

Mr Linh 0938 498 882 - NÓI KHÔNG VỚI TRỤC IN ỐNG ĐỒNG
Nền kinh tế xanh dương có lẽ phù hợp với Việt Nam
Nền kinh tế xanh dương có lẽ phù hợp với Việt Nam
8/2/2017 | 10:58:26
Nền kinh tế xanh dương (Blue economy) là nền kinh tế được hỗ trợ bởi ít vốn đầu tư hơn và nhiều đổi mới hơn, tập trung vào việc tạo ra một quá trình sản xuất không chất thải, ngoài sản phẩm chính, phát triển các sản phẩm thứ cấp (đi kèm)

Phát triển kinh tế “nâu” theo lối truyền thống (brown economy) – phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch – phải được thay thế bằng một mô hình tăng trưởng “xanh” ít các-bon.

Nền kinh tế xanh (green economy) – sử dụng các công nghệ ít gây hại cho môi trường đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu đáng kể. Do đó, không phải quốc gia nào cũng có khả năng phát triển kinh tế xanh (green).

Nền kinh tế xanh dương (Blue economy) – khái niệm được phát triển bởi nhà kinh tế người Bỉ Gunter Pauli – là nền kinh tế được hỗ trợ bởi ít vốn đầu tư hơn và nhiều đổi mới hơn, tập trung vào việc tạo ra một quá trình sản xuất không chất thải, ngoài sản phẩm chính, phát triển các sản phẩm thứ cấp (đi kèm).

Ví dụ, sản xuất cà phê – nguồn thu nhập duy nhất của một công ty cà phê – thường chỉ cần đến 0,2% cây cà phê. Thay vì loại bỏ 99,8% còn lại, công ty có thể trồng nấm; chất thải từ quá trình này sẽ tạo ra thức ăn chăn nuôi giàu protein và có thể được chuyển đổi thành nguồn năng lượng tự nhiên.

Tất nhiên, ý tưởng tái sử dụng nguyên vật liệu trong một vòng khép kín liên tục nhằm đạt tối đa giá trị của chúng không phải là một ý tưởng mới, nhưng gần đây đang được thịnh hành với sự xuất hiện của khái niệm “nền kinh tế tuần hoàn” (circular economy) trong đó kêu gọi việc liên tục tái khai thác tài nguyên thông qua tái sử dụng và nâng cấp sản phẩm và các loại nguyên vật liệu

Ủy ban Châu Âu đã thông qua văn kiện (22/07/2014) “Hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn: Chương trình không chất thải ở Châu Âu” và phụ lục để kiến lập khuôn khổ chung và chặt chẽ của EU để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

0938 498 882